Núi Yên Tử được mệnh danh là chốn thiêng liêng bậc nhất vùng đất cảng. Giữa núi rừng trùng điệp, là những ngôi chùa cổ, là thiền viện rộng lớn. Bạn được chiêm ngưỡng cảnh vật cổ kính hòa cùng thiên nhiên. Điều đó cho bạn cảm giác thanh tịnh. Mảnh đất tổ lớn nhất của Phật giáo Việt Nam thu hút du khách thập phương bởi điều gì?
Nội dung bài viết
Núi Yên Tử ở đâu?
Núi Yên Tử xem như là ranh giới khổng lồ của hai tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh. Ngọn núi này có tên gọi khác là núi Tượng Đầu thuộc Nam Mẫu, Thượng Yên Công, Uông Bí, Quảng Ninh. Nhiều du khách nhầm tưởng với núi Tây Yên Tử của tỉnh Bắc Giang nằm kế bên.
Giữa dải núi cao hơn ngàn mét, hệ sinh thái vô cùng đa dạng. Trong chùa còn nhiều gốc mai cổ có tuổi thọ trăm năm. Ngắm nhìn những nét cổ xưa cho bạn sự trầm mặc và an nhiên.

Sau chặng đường leo lên đỉnh Yên Tử, thành quả là quang cảnh đồng bằng Bắc Bộ thu trong tầm mắt. Bầu không khí rất trong lành mang lại cho du khách sự thư giãn, sảng khoái.
Đây cũng là địa điểm gắn liền với kinh đô Phật Giáo Việt Nam là thiền viện Trúc Lâm. Nói đến thiền viện nằm trên đỉnh Bạch Vân Sơn có sương mờ bao quanh. Thật huyền ảo và thơ mộng. Đồng thời, nguồn gốc dòng thiền vua Trần Nhân Tông xuất phát từ đỉnh núi này. Pháp danh Hương Vân Đại Đầu Đà là của người trong thời khi mở tịnh xá và giảng kinh, truyền đạo cho các đệ tử. Nghe đến đây thôi cũng cảm nhận được hào khí, sự linh thiêng của đất Phật.
Phương tiện và cách di chuyển đến núi Yên Tử
Núi Yên Tử nằm ngay vùng Đông Bắc Bộ, giao thông rất phát triển chính vì vậy việc di chuyển khá dễ dàng. Nhiều du khách sử dụng phương tiện cá nhân như ô tô và xe máy để du lịch đất Phật. Bạn có thể xuất phát từ Hà Nội, hoặc các tỉnh phía bắc (Hà Nam, Nam Định, Hải Phòng và Thái Bình) hay các tỉnh miền Trung.

Gợi đường di chuyển đến khu du lịch tâm linh Quảng Ninh từ Hà Nội: từ trung tâm thủ đô lái xe đến cầu Chương Dương và rẽ vào QL18. Tiếp tục theo tuyến đường này đi qua Bắc Ninh rồi rẽ trái và chùa Trình. Từ đây cách dãy núi Nam Mẫu 10km nữa thôi nhé!
Cách thứ hai, bạn có thể đi xe khách đi Cẩm Phả, Hạ Long và Uông Bí. Xe này đưa bạn đến chùa Trình, sau đó bạn xuống xe. Tiếp theo, bạn bắt xe buýt với giá 10.000 VNĐ/lượt để đến chân núi Yên Tử.
Kinh nghiệm leo núi Yên Tử
Thật tuyệt vời khi chinh phục Yên Tử sơn cao 1.068m. Để làm được điều đó, các nhà leo núi cần vượt qua đoạn đường leo núi Yên Tử dài 6km. Trung bình mất khoảng 6 -8 giờ. Trên con đường đó bạn được ngắm nhìn thiên nhiên, dừng chân ở những điểm đến thú vị.
Bạn thăm quan chùa Trình, khám phá suối và chùa Giải Oan. Bạn cũng có thể thu thập những câu chuyện hấp dẫn tại chùa Hoa Yên, chùa Một Mái, chùa Bảo Sai hay chùa Đồng. Với những bạn sức khỏe không đủ đáp ứng cho việc trekking có thể cân nhắc cáp treo.

Cáp treo lên dãy núi Yên Tử dài 1,2km. Hệ thống cáp treo ở đây hiện đại mang lại cho du khách trải nghiệm mới mẻ. Bởi 4 giờ ngồi cáp treo giúp bạn nhìn ngắm thành phố Uông Bí ở độ cao 450m.
Cáp treo Yên Tử có 2 loại, khứ hồi với giá 350.000 VNĐ/vé, một chiều có giá 200.000 VNĐ/vé. Lưu ý, miễn phí với người cao tuổi từ 70 trở lên và trẻ em cao dưới 1,2m.
Hướng dẫn khám phá các điểm du lịch núi Yên Tử
Ngoài leo núi, tại khu du lịch Yên Tử bao gồm hệ thống các chùa linh thiêng. Việt Nam có gì muốn gợi ý một hành trình khám phá đầy thú vị dành cho các Phật tử.
1. Chùa Trình
Điểm dừng chân đầu tiên là chùa Trình hay chùa Bí Thượng. Ngôi cổ tự 400 năm tuổi này tọa lạc tại sườn núi cao 1000m. Điều huyền bí và linh thiêng của ngôi chùa khi chạm đến tầng mây lững lờ. Với nét kiến trúc độc đáo, cảnh quan chùa hiện lên thanh tao, bình yên đến lạ thường.

Du lịch núi Sam – Điểm du lịch ý tưởng gần Hà Nội
2. Suối Giải Oan
Bạn đã nghe về câu chuyện cung nữ thời Trần ngâm mình giữa dòng nước suối trong xanh chưa? Suối Giải Oan trên núi Yên Tử chính là cội nguồn của giai thoại đó. Khi ghé qua đây, trước mắt du khách sẽ là cảnh đẹp thơ mộng cùng âm thanh nước chảy róc rách. Điều bạn nhận được khi đến đây là không khí trong lành và thiên nhiên gần gũi.
3. Chùa Giải Oan
Một trong những ngôi chùa chính của núi Yên Tử bạn không bỏ qua là chùa Giải Oan. Một ngôi chùa có kiến trúc đơn giản hình chữ Đinh. Điều đặc biệt của ngôi chùa có 6 ngọn tháp thờ mộ vua Trần Nhân Tông, sư Pháp Loa và Huyền Quang.

4. Chùa Hoa Yên
Ngôi chùa tiếp theo trong hành trình du lịch núi Yên Tử là Chùa Hoa Yên, chùa Cả hay chùa Phù Vân. Điểm nổi bật trong khuôn viên chùa là hàng tùng lâu năm do pháp danh Hương Vân Đại Đầu Đà tự tay trồng. Trước đây, ngài cho xây dựng am ở đây truyền đạo cho các đệ tử. Hành hương lên Yên Tử không thể bỏ sót điểm thú vị này.
5. Chùa Một Mái
Chùa Một Mái là địa điểm mang cho bạn nhiều ấn tượng sâu sắc khi ghé thăm. Đầu tiên là ngôi chùa ẩn mình trong hang, rêu phong phủ trên mái ngói. Thứ hai là phong cảnh xung quanh tĩnh mịch và hòa vào núi, cây xanh và mây trời.
Ngôi chùa có 3 gian. Lần lượt mỗi gian thờ Tổ, Tam Bảo và Thánh theo hướng từ trái qua phải. Khi vào đây bạn sẽ được tịnh tâm và sống an nhiên hơn.
6. Chùa Bảo Sái
Một ngôi chùa lưu giữ những dấu tích của sư thầy Bảo Sái. Sinh khi đất trời dường như hội tụ tại chốn linh thiêng này. Tuy là một cổ tự mộc mạc nhưng vẫn được nhiều Phật tử thập phương đặt chân.

7. Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông
Tượng Phật Hoàng TRần Nhân Tông là bức tượng tráng lệ nhất quần thể du lịch núi Yên Tử. Bức tượng được nhân dân xây dựng nhằm tưởng nhớ vị vua có công lớn xây dựng chùa, thiền viện trên núi. Giữa núi rừng đại ngàn, bức tượng sừng sững trấn giữ núi non. Theo ghi chép, tượng nặng 138 tấn với chiều cao là 12,6m.
8. An Kỳ Sinh
An Kỳ Sinh là tên một tảng đá có hình thù đặc biệt. Du khách có thể thấy hình ảnh một tu sĩ tay chắp niệm từ một khối đá tự nhiên. Người dân địa phương cho rằng đây là biểu trưng cho tu sĩ An Tử nên lập đền thờ.
9. Chùa Đồng
Leo đỉnh núi Yên Từ là bạn đặt chân đến chùa Đồng. Ngôi chùa này được xây dựng từ thời Hậu Lê là ngôi chùa cổ nhất, lớn nhất khu Yên Tử. Trong chùa thờ Phật Thích Ca Mâu Ni và các tổ sư thiền phái Trúc Lâm.

10. Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử
Nơi dừng chân cuối cùng của chuyến hành trình là trường học của tăng ni, phật tử. Điểm mà. Đó là thiền viện Trúc Lâm trên núi Yên tử. Khung cảnh trang nhã và bình yên của thiền viện níu chân khách thập phương.
Lưu ý khi đến khu du lịch núi Yên Tử
Du lịch núi Yên Tử bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Thời gian dành cho những Phật tử muốn tham gia lễ hội và từ 10 tháng giêng đến cuối tháng 3 âm lịch. Đối với những du khách đến chùa vãn cảnh, tu tập có thể lựa chọn khoảng thời gian còn lại trong năm.
- Du lịch Yên Tử là điểm du lịch tâm linh thú vị. Nếu bạn đi lên đỉnh núi bằng cáp treo thì mới mất vé thôi nhé!
- Điểm du lịch ở đây chủ yếu là chốn linh thiêng, là các ngôi chùa nên chú ý trang phục. Bạn có thể mặc áo chiên hoặc trang phục cá nhân nhưng nghiêm túc và trang nhã.
- Luôn có ý thức giữ gìn trật tự công cộng và thể hiện sự văn minh lịch sự.

Núi Yên Tử luôn mở cửa đón chào du khách thập phương. Mỗi khi tâm bất an, cần chốn bình yên thì đây có nơi bạn tìm về. Bạn ngắm nhìn thiên nhiên hữu tình, hưởng thụ bầu không khí trong lành và không gian yên tĩnh.
Minh Phương